Mẹo giúp giảm đau khi tháo băng vết thương

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, chúng ta không thể tránh khỏi các vết thương do nhiều nguyên nhân ( vết trầy xước, vết cắt, vết thương do các bệnh lý về da, vết thương do các bệnh mãn tính,…).

Bên cạnh việc làm sạch thì lựa chọn loại băng phù hợp cũng là điều cần thiết để đẩy nhanh quá trình lành thương, chúng sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,…

Tuy nhiên, dán băng thì dễ nhưng vệ sinh và thay băng thật sự là một trải nghiệm đáng sợ đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ em, điều đó có thể khiến trẻ sợ và khóc thét vì rất đau và rát.

Thông thường, đối diện với vấn đề này, chúng ta thường có hai phương hướng giải quyết, một là kéo ra thật nhanh dứt thoát để nhanh chóng kết thúc quá trình đau đớn, hai là từ từ cẩn thận để tránh làm bong da và cả các cọng lông xung quanh.

Thực tế, việc gỡ băng cần tiến hành nhẹ nhàng và chậm rãi. Nếu giật mạnh băng ra có thể kéo theo cả những mô hạt vừa mới được tái tạo, khiến quá trình lành thương bị ảnh hưởng, thậm chí có thể làm chảy máu trở lại.

Nhiều loại băng hiện tại trên thị có độ dính khá cao ( ví dụ như băng có chất dính Acrylic), lúc thay băng miếng băng có thể dính chặt vào vết thương, khiến nó toạc ra và gây đau đớn cho người bị thương.

Nhưng bạn đọc đừng quá lo lắng, chúng ta vẫn còn có nhiều cách khác để có thể giảm đi tình trạng đau đớn trong quá trình tháo băng, hãy cùng Chuyên gia Vết thương tìm hiểu trong bài viết bên dưới:


Xử lý vết thương đúng cách trước khi băng

Cảm giác đau rát lúc tháo băng thật sự rất tệ, nhưng đó chưa thật sự tệ bằng việc các mô mới hình thành cùng với lớp vảy trên bề mặt vết thương bị kéo ra cùng với miếng băng khiến vết thương bị hở trở lại. 

Để giảm thiểu tình trạng này, việc xử lí vết thương đúng cách trước khi băng lại là hết sức cần thiết:

Cầm máu cho vết thương bằng cách ép gạc, vải sạch để máu ngừng chảy.

Nếu vết thương nhỏ có thể chủ động làm sạch và loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương trước khi tiến hành băng bó.

  • Rửa sơ vết thương bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, máu trên vết thương và vùng da xung quanh.
  • Thấm khô vết thương và rửa lại bằng nước muối sinh lí/ dung dịch rửa vết thương lành tính. Dùng nhíp để loại bỏ các dị vật còn sót lại trên vết thương. Không nên dùng oxy già hoặc i ốt để rửa vết thương vì chúng là những chất oxi hóa mạnh có thể gây kích ứng vết thương.

Đối với các vết thương lớn, sâu cần nhanh chóng đưa người bị thương đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.

Tham khảo thêm các thao tác chăm sóc vết thương tại: 04 bước chăm sóc vết thương tại nhà một cách hiệu quả


Lựa chọn loại băng dán phù hợp

Đừng tránh né việc bóc băng bằng cách không dán băng. Nhiều người nghĩ rằng đối với các vết thương không quá nghiêm trọng thì việc băng bó là không cần thiết lắm, thay vào đó để vết thương thông thoáng sẽ giúp nhanh chóng đóng vảy và lạnh lại. 

Suy nghĩ đó là hoàn toàn không chính xác, việc băng kín vết thương sẽ tạo ra môi trường ẩm giúp vết thương mau lành – nơi mà các mạch máu tái tạo nhanh hơn và tốc độ nhân lên của các tế bào gây viêm chậm hơn.

Do đó, thay vì lo sợ cảm giác đau đớn khi phải thay băng, bạn hãy tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc vết thương đúng để giúp vết thương mau chóng liền lại, kết thúc việc lặp đi lặp lại quy trình tháo băng đầy đau khổ.

Đầu tiên, bạn nên chọn băng chất lượng. Băng phải thông thoáng, chống thấm nước.

Cần kiểm tra tình trạng vết thương đang ở mức độ nào. Các loại băng cá nhân chỉ nên sử dụng cho những vết thương nhỏ, vết thương ngoài da không cần khâu chỉ. Các vết thương lớn, sâu, tiết dịch nhiều cần lựa chọn các loại băng gạc khác phù hợp hơn. 

Chọn loại băng đủ rộng để miếng đệm (phần không dính) che phủ toàn bộ vết thương. Cố gắng đừng chạm vào miếng đệm để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Không dán hoặc quấn băng quá chặt để không làm cản trở lưu thông máu tại khu vực tổn thương.

Thay băng mới nếu miếng băng cũ bị ướt hoặc bẩn.

Lưu ý rằng trẻ sơ sinh và người già có làn da rất nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng hoặc hình thành sẹo do sử dụng/ tháo băng không đúng cách. 

Hiện nay, nhiều loại băng gạc tiên tiến để hướng tới an toàn tuyệt đối cho các làn da nhạy cảm, không gây kích ứng và bong tróc, giúp vết thương nhanh chóng lành lặn mà người bị thương thì không phải trãi qua các cảm giác khó chịu do dị ứng hoặc đau đớn khi tháo băng. Đây cũng là các lựa chọn mà bạn nên tìm hiểu và cân nhắc.

Nhiều loại băng gạc tiên tiến để hướng tới an toàn tuyệt đối cho các làn da nhạy cảm, không gây kích ứng và bong tróc, ngăn thấm nước giúp bảo vệ tối đa vết thương

Dán băng đúng cách

Bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình băng để đảm bảo vết thương sạch, không bị nhiễm trùng và dễ dàng hơn cho việc tháo băng sau này:

  • Đảm bảo lớp băng dính chỉ tiếp súc với vùng da lành, không đè lên nền vết thương vì có thể khiến vết thương bị bí khí và úng.
  • Sau khi dán băng keo, phủ kín băng gạc bằng lớp đàn hồi sạch hoặc băng co giãn để bảo vệ thêm nếu cần
  • Không dán hoặc quấn băng quá chặt sẽ khiến mạch máu bị ách tắc không lưu thông được.
  • Bảo vệ băng đàn hồi bên ngoài bằng kẹp kim loại, ghim an toàn hoặc băng.
  • Cạo lông nếu cần thiết để tránh bị đau do băng dính vào băng khi tháo gây đau đớn. Lưu ý cần dùng nước ấm và dao cạo mới, sạch và không được cạo lên nền vết thương.

Làm yếu độ kết dính của băng

Bạn có thể làm giảm độ dính của băng trước khi tháo bằng cách làm ẩm băng bằng nước muối sinh lí/ nước ấm, băng sẽ từ từ mềm và dễ dàng bong ra:

  1. Ngâm vùng dán băng trong nước ấm trong khoảng vài phút, sau đó nhẹ nhàng gỡ dần mép của băng.
  2. Dùng gạc thấm nước muối sinh lí/ nước ấm đắp lên miếng băng cho đến khi cảm thấy băng mềm thì từ từ tháo băng ra, có thể nhỏ thêm nước muối tại các vị trí băng dính chặt.
  3. Sử dụng thêm các chất làm ẩm trước khi băng vết thương, vừa để bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho nền vết thương, vừa giảm nguy cơ bị dính khi tháo băng.


Dùng dầu/ chất bôi trơn làm yếu độ dính của keo

Bạn có thể dùng bông gòn, tăm bông, ngón tay,… xoa dầu vào những phần keo dính của miếng băng (có thể dùng dầu mù u, dầu ô liu, sáp dầu (kem Vaseline), dầu dừa,…) để làm giảm độ dính của băng trước khi tháo.

Dầu mù u có thể tìm mua tại các nhà thuốc, chúng giúp băng không bị dính vào vết thương và có thể gỡ ra dễ dàng khi thay. Đồng thời, dầu mù u còn có hiệu quả sát trùng trong điều trị vết thương rất cao mà lại không gây kích ứng, giúp hạn chế sẹo khi lành thương.

Lưu ý không nên dùng dung dịch có tính tẩy rửa cao, những dung dịch này sẽ khiến vết thương bị khô, gây kích ứng, đặc biệt là với các vùng da mỏng như da mặt.


Băng với công nghệ Safetac®

Sự lựa chọn đã được chứng minh cho kết quả tốt hơn các loại băng truyền thống, giúp vết thương nhanh chóng lành lại và giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình thay băng.

Chúng tôi đã biết việc thay băng đã gây ra quá nhiều đau đớn và căng thẳng cho bệnh nhân của bạn – làm gián đoạn quá trình chữa bệnh:

  • Chất dính Safetac® là ứng dụng của silicone mềm. Loại vật liệu này dễ dàng dính vào da khô mà không dính vào nền vết thương ẩm.
  • Kết quả là băng với công nghệ Safetac® không tổn hại đến vết thương hay bóc tách tế bào da ở vùng da xung quanh vết thương, cũng như là giảm tối thiểu đau đớn khi tháo băng.
  •  Chất dính dịu nhẹ nhưng hiệu quả trong việc bo kính bờ vết thương giảm nguy cơ rò rỉ dịch tiết ra vùng xung quang, vì thế mà giúp ngăn ngừa úng da (maceration).

Bạn có thể tin tưởng băng Mölnlycke với công nghệ Safetac để có được một trãi nghiệm lành thương nhanh chóng và ít đau hơn. Hãy thử Mepilex ®, Mepilex ® Ag, Mepilex ® Border, Mepilex ® Border Post – Op, Mepilex ® Border Heel, Mepilex ® Border Sacrum,…


Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại:

Chăm sóc vết bỏng ít đau, giảm sẹo và mau lành

11 loại dung dịch rửa vết thương thông dụng và đặc điểm của chúng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0349 349 345
Chat ngay
Scroll to Top