Ngày nay, phẫu thuật chi trên/chi dưới, khớp háng, cột sống, nội soi,… là những loại phẫu thuật chỉnh hình càng ngày càng phổ biến.
Sau phẫu thuật, cùng với sự hỗ trợ của thuốc điều trị và các biện pháp chăm sóc, cơ thể sẽ khởi động cơ chế làm lành vết thương. Đó là quá trình bắt đầu tăng sinh collagen, thúc đẩy vết thương nhanh khép lại. Đồng thời tái tạo mô mới và cấu trúc lại vùng da tổn thương.
Tuy nhiên, những rối loạn trong quá trình lành vết thương sau phẫu thuật và nhiễm trùng vết mổ (SSI) do vi khuẩn xâm nhập có thể dẫn đến thời gian nằm viện và phục hồi của bệnh nhân lâu hơn cũng như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn.
Mặc dù kỹ thuật phẫu thuật hoàn hảo và tiêu chuẩn vệ sinh là cao nhất, các biến chứng trong quá trình lành vết thương vẫn có thể xảy ra sau phẫu thuật. Các biến chứng vết thương không chỉ phát triển sau cuộc phẫu thuật lớn, mà còn trong thực hành lâm sàng hằng ngày sau các phẫu thuật hoặc chấn thương nhỏ, cả ở bệnh nhân ngoại trú và nội trú.
Ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như đái tháo đường, tuổi cao, thiếu máu cục bộ,… những vết thương tưởng như nhỏ và vô hại vẫn có thể dẫn đến biến chứng và vết thương mãn tính.
Tỷ lệ biến chứng sau các thủ thuật chỉnh hình đầu gối và hông được báo cáo là 0 – 1.25% và thậm chí 0 – 16%, sau phẫu thuật cột sống tỷ lệ nhiễm trùng huyết xảy ra sau thuật là khoảng 0 – 0.34%.
Nhiễm trùng vết mổ là gì?
Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật, khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Nếu vết thương sạch, tỉ lệ nhiễm trùng khoảng 1.5% – 3.9%, nếu vết thương bẩn, tỉ lệ nhiễm trùng khoảng 28% – 40%.
Thông thường, cơ thể sẽ khởi phát một quá trình khi vi khuẩn xâm nhập để chống chọi với chúng: Hệ miễn dịch được khởi động, điều tiết các tế bào miễn dịch đi tới để kháng khuẩn, chống viêm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt như số lượng vi khuẩn quá nhiều do vết thương bị nhiễm bẩn, người bệnh bị suy giảm miễn dịch,… hiện tượng nhiễm trùng sẽ xảy ra.
Sau khi phẫu thuật, nhiễm trùng vết thương có thể xảy ra trong 30 ngày đối với phẫu thuật thông thường và khoảng 1 năm sau đối với phẫu thuật cấy ghép nội tạng hoặc bất kỳ bộ phận nhân tạo nào khác. Tuy nhiên, nếu không được xử lí đúng cách, nhiễm trùng có thể xảy ra nhanh sau 24 – 72 giờ.
Một số yếu tố làm gia tăng khả năng nhiễm trùng vết mổ:
- Bệnh nhân lớn tuổi hoặc có mang những bệnh lí nền (đái tháo đường, béo phì, lưu thông máu kém,…)
- Phẫu thuật ở khu vực từng chịu thương tổn hoặc đã phẫu thuật trước đó
- Giảm khả năng di động hoặc không vận động được
- Vệ sinh kém
Các triệu chứng nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ được chia thành 3 loại với các đặc điểm và biểu hiện khác nhau:
Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, chỉ liên quan tới da và tổ chức dưới da và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau:
- Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch;
- Chảy mủ từ vết mổ nông;
- Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô từ vết mổ.
(Trong trường hợp phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết thương sẽ xảy ra nếu bệnh nhân đang hoặc có bệnh sử nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da như Staphylococci (Tụ cầu khuẩn) và Streptococci là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng vết thương hậu phẫu.)
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép, là nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu (lớp cân cơ) của vết mổ và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau:
- Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch và có chảy mủ từ vết mổ sâu;
- Toác vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt (≥ 38oC), đau nhiều hoặc phù nề tại vết mổ hoặc áp xe hoặc bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.
Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/ khoang cơ thể
Là nhiễm khuẩn tại vị trí cơ quan/khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ngoại trừ đường rạch da, cân, cơ được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm khuẩn này xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan;
- Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan/khoang;
- Áp xe hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan/khoang được xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.
Những hậu quả của việc nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm trùng vết mổ thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật. Khoảng trên 90% nhiễm trùng thuộc loại nông và sâu.
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Hậu quả đầu tiên có thể nhận thấy rõ là thời gian hồi phục của vết thương bị kéo dài. Tình trạng viêm nhiễm ở vị trí tổn thương làm cản trở quá trình lên da non.
Cơ thể phải tập trung nguồn lực đối phó với sự xâm nhập của các vi khuẩn. Bên cạnh đó sự sinh sôi của vi khuẩn cũng làm phá hủy mô và tế bào xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
Chi phí điều trị, xử lý vết thương cũng tăng lên đáng kể nếu tình trạng kéo dài. Ngoài ra vết thương ở một số vị trí như tay, chân còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc của người bệnh, tạo ra tâm lý không thoải mái, giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu nhiễm trùng không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng toàn thân: viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân)…
Từ đó làm hoại tử các tổ chức và những trường hợp nặng để lâu có thể bắt buộc phải cắt lọc bỏ các tổ chức hoại tử, và việc chăm sóc vết thương lại trở nên khó khăn hơn.
Phải làm gì khi vết mổ đã bị nhiễm trùng?
Việc đầu tiên cần làm khi vết mổ bị nhiễm trùng là làm sạch vết thương và thay băng gạc thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để điều trị tận gốc vấn đề này.
Tùy vào tác nhân đứng sau và mức độ nhiễm khuẩn mà mỗi người sẽ nhận được toa thuốc khác nhau. Ngoài ra, việc điều trị có thể kéo dài nếu người bệnh có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào trong và gây sốt.
Mặt khác, không ít trường hợp người bị nhiễm khuẩn vết mổ cần phẫu thuật lần hai để điều trị nhiễm trùng, dẫn lưu dịch mủ trong cơ quan hoặc khoang phẫu thuật hoặc nghiêm trọng hơn là thay thế những bộ phận nhân tạo đã được ghép vào.
Cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật để phòng tránh nhiễm trùng vết mổ
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật góp phần không nhỏ vào thành công của ca mổ. Biết cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh.
Vệ sinh cho vết thương luôn khô sạch
Những thiếu sót hoặc sai phạm quy tắc trong quá trình vệ sinh vết thương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Việc làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và vùng da xung quanh cần được thực hiện với đôi bàn tay đã được rửa sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Nên dùng kềm gắp với bông gòn, gạc hoặc vải mềm thấm dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương (Nên chọn gạc đủ mềm để tránh làm vết thương bị tổn thương). Kế tiếp là lau rửa vùng da xung quanh vết thương, lan rộng trong phạm vi bán kính khoảng 5cm. Cần tôn trọng trình tự này để hạn chế lây nhiễm cho vết mổ.
Không sử dụng chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, rượu, i ốt hoặc peroxide (nước oxy già) cũng như không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, kem giữ ẩm hoặc dầu, dung dịch thảo dược nào ngoại trừ khi đã có chỉ định của bác sĩ. Cuối cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và băng lại bằng gạc sạch.
Thay băng cho vết thương
Thay băng mới là hình thức tránh mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ cũng như đảm bảo vệ sinh cho vết mổ.
Đối với việc thay băng cho vết thương sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân về thời điểm có thể tháo băng vết mổ. Thông thường một ngày sau khi xuất viện, các vết thương không cần phải thay băng, ngoại trừ những vết thương hở, vết thương tụ dịch sau phẫu thuật.
Lúc này, điều bệnh nhân cần làm là giữ kín khu vực phẫu thuật để bảo vệ vết thương. Những ngày kế tiếp bệnh nhân hãy thực hiện việc thay băng cho vết thương.
Những lưu ý khi thay băng vết thương:
- Tháo băng đúng cách: chú ý tháo băng chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng bị bẩn nên dùng kẹp để lấy băng ra để tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
- Tháo băng cần làm nhẹ nhàng.
- Số lần thay băng tuân theo chỉ định của bác sĩ
- Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi mở băng và thay băng
- Không làm ướt băng hoặc làm bẩn băng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục, chính vì vậy khi chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để người bệnh phục hồi nhanh chóng cũng như vết thương nhanh lành sau phẫu thuật, bệnh nhân nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch giàu protein, chất xơ như thịt, trái cây, rau xanh….
Ngược lại bệnh nhân nên tránh các thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay nóng… Đặc biệt nên hạn chế các thực phẩm như trứng, đồ tanh, rau muống, đồ nếp… để ngăn ngừa các yếu tố gây sẹo.
Tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng giúp mau lành vết thương tại: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương
Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật
Để sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục cũng như vết thương sau phẫu thuật lành, không để lại sẹo, khi chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
Tuân thủ hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ
Bác sĩ là những người có chuyên môn kỹ thuật cho nên tất cả những thông tin tư vấn hướng dẫn của họ bệnh nhân đều phải lắng nghe và tuân thủ thực hiện. Theo đó, hãy thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và chăm sóc vết thương. Điều này giúp rút ngắn quá trình hồi phục vết thương sau mổ.
Hạn chế vận động mạnh và quá sức
Thông thường sau khi phẫu thuật rời phòng theo dõi hậu phẫu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân vận động sớm. Nhưng lưu ý, bệnh nhân nên di chuyển nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết thương khiến băng bị bung và có nguy cơ bị bung chỉ khâu. Bệnh nhân tránh vận động quá sức, thay vào đó hãy nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc. Điều này tác động tích cực đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Ngoài ra, để chăm sóc tốt nhất cho vết thương hậu phẫu thuật, bệnh nhân tránh để vết mổ tiếp xúc với ánh sáng để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường của vết thương
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần đặc biệt theo dõi vết thương để kịp thời xử lý khi xảy ra những tình huống nguy hiểm. Nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kiểm tra:
- Sau 3 – 4 ngày phẫu thuật, vết thương đột ngột khó chịu, tê nhức và đau đớn tăng dần
- Vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, tụ dịch, chảy máu, vùng da xung quanh phù nề
- Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt cao trên 38.5˚C
- Vết thương bị bung chỉ khâu
Băng dán vết thương Mepilex® Border Post-Op – Giải pháp hỗ trợ chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật hiệu quả
Như những thông tin đã cung cấp ở trên, nhiễm trùng vết thương mổ là một biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng vết thương chính là sự xâm nhập của vi khuẩn trong môi trường xung quanh vết thương nếu không được vệ sinh đúng cách và bảo vệ một cách tuyệt đối.
Có thể thấy rằng, việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đóng vai trò tiên quyết trong việc phòng tránh nhiễm trùng, và vấn đề này có đảm bảo hay không xoay quanh hai yếu tố quan trọng nhưng cũng là cơ bản nhất: Quá trình vệ sinh vết thương và thay băng sau phẫu thuật.
Hiện nay các nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hỗ trợ giảm thiểu nhiễm trùng vết thương được tiến hành ngày càng nhiều. Đi đôi với quá trình hoàn thiện một quy trình chăm sóc vết thương hiệu quả chính là việc nghiên cứu ra được những loại dụng cụ hỗ trợ, dung dịch sát khuẩn cũng như các loại băng gạc giúp hỗ trợ tối ưu nhất cho quá trình chăm sóc vết thương sau phẫu thuật.
Thông thường, băng dán vết thương phù hợp được sử dụng để bảo vệ vết thương liền miệng, bằng cách che phủ bên ngoài và tạo hàng rào vật lý chống lại sự nhiễm bẩn, giảm thiểu các nguy cơ khiến vết thương sau phẫu thuật bị nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng bề mặt vết mổ.
Tuy nhiên, băng gạc có khả năng hấp phụ thấp sẽ khiến vết thương tiếp xúc với dịch tiết quá nhiều, môi trường ẩm ướt này tạo điều kiện cho tổn thương da và nhiễm vi khuẩn ở vết thương, khả năng nhiễm trùng càng cao hơn nếu băng có độ thoải mái cơ học, tính phù hợp và bệnh nhân chấp nhận băng.
Không có tiêu chí xác định rõ ràng để đánh giá hiệu quả và chất lượng của băng dán vết thương hậu phẫu, và việc đánh giá thường đơn giản là dựa trên ý kiến chủ quan của chuyên gia y tế.
Một loại băng hậu phâu thuật cần đáp ứng được những tiêu chí gì?
Thông thường, việc lựa chọn băng dựa trên khả năng quản lý dịch tiết. Tuy nhiên, cần tính đến các chức năng quan trọng khác trong quá trình chữa bệnh, chẳng hạn như khả năng khử trùng và kiểm soát nhiễm trùng, sự tương tác sinh học, sự bảo vệ vùng mô xung quanh vết thương.
Những tiêu chuẩn này cho phép xác định một loại băng gạc ngoài chức năng chính còn đáp ứng được các tiêu chí khác thể hiện sự tối ưu của chúng trong việc chăm sóc vết thương hậu phẫu. Bên cạnh đó, việc thay băng sau phẫu thuật ở bệnh nhân thường khó khăn, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Các loại băng hậu phẫu không đáp ứng được tiêu chí của một loại băng tốt sẽ khiến bệnh nhân không cử động được nhiều và gây khó chịu cho bệnh nhân, và thường khiến vết mổ dễ bị nhiễm trùng, hoặc chậm lành vết thương.
Hãng Mölnlycke Health Care – Thụy Điển mang đến một loại băng vết thương hỗ trợ cho quá trình chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật, giúp phòng tránh nhiễm trùng vết thương một cách hiệu quả: Mepilex® Border Post-Op.
Mepilex® Border Post-Op là một sản phẩm băng dán vết thương hỗ trợ điều trị và chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật, được sản xuất với công nghệ Safetac® tiên tiến từ hãng Mölnlycke Health Care.
Băng được chỉ định sử dụng cho vết thương tiết dịch, những vết thương cấp tính như: vết thương hậu phẫu, vết cắt, vết thương do bị mài mòn.
Tính năng nổi bật của Băng dán vết thương Mepilex® Border Post-Op
- Giúp giảm nhiễm trùng sau phẫu thuật SSI
- Hạn chế nguy cơ bị úng da
- Giúp bệnh nhân dễ vận động nhờ các đường cắt độc đáo và linh hoạt (Flex cut)
- Có thể lưu lại nhiều ngày tùy theo tình trạng của vết thương
- Công nghệ Safetac® độc quyền giúp giảm đau cho bệnh nhân, giảm tổn thương trên vết thương và vùng da xung quanh
Lợi ích khi sử dụng Băng dán vết thương Mepilex® Border Post-Op
- Hạn chế tổn thương da bao gồm cả phồng rộp
- Có sức chứa và thấm hút dịch rất cao nên hạn chế được số lần thay băng
- Độ linh hoạt cao mang lại sự thoải mái và phù hợp
- Có thể gỡ ra và điều chỉnh mà không bị mất khả năng bám dính
- Viền trong suốt giúp dễ dàng kiểm tra vùng xung quanh vết thương
- Có hàng rào chống vi khuẩn và vi rút (những vi khuẩn >25nm)
- Không gây ra kích thích và dị ứng da
- Có khả năng chống nước
- Giảm chi phí cho băng gạc nhờ giảm số lượng băng phải thay thế
Bằng chứng lâm sàng
Thí nghiệm lâm sàng về khả năng thấm hút máu của Mepilex® Border Post-Op
Vết thương phẫu thuật có thể gây mất máu đáng kể với tốc độ nhanh. Do đó, nên lựa chọn băng vết thương sau phẫu thuật có khả năng hấp thụ cao và phân tán tốt để giảm thiểu tần suất thay băng.
Mỗi lần thay băng có nguy cơ khiến vết thương sau phẫu thuật bị nhiễm khuẩn và do đó có nguy cơ nhiễm trùng bề mặt vết mổ. Hơn nữa, băng gạc được lựa chọn phải giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dịch tiết và tổn thương liên quan đến độ ẩm.
Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh khả năng hấp thụ máu và khả năng phân tán của các loại băng sau phẫu thuật khác nhau. Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá khả năng của băng gạc để xử lý một lượng lớn máu một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và phân phối chất lỏng bên trong chúng.
Vật liệu
Thiết bị thử nghiệm bao gồm một mặt phẳng Plexiglas với cảm ứng có thể điều chỉnh được. Từ bên dưới giữa mặt phẳng, một đầu ống được nối với mặt phẳng này, đầu còn lại được kết nối với một máy bơm ống tiêm, từ đó chất lỏng được cung cấp với tốc độ dòng chảy được kiểm soát và đồng đều.
Phương pháp
Băng được gắn vào mặt phẳng Plexiglas ở độ nghiêng 60°. Máu bò (trong dung dịch natri citrat Na3C6H5O7 để ngăn đông máu) được thêm vào với tốc độ dòng chảy không đổi 3ml/ phút vào giữa mỗi miếng băng.
Thể tích máu thêm vào được ghi lại cho đến khi nó chạm đến mép dưới của băng vết thương và cho đến khi xảy ra rò rỉ từ băng vết thương. Các bức ảnh về các dạng phân tán được chụp đều đặn (tức là sau khi bổ sung 5ml máu lần đầu và sau mỗi lần thêm 5ml tiếp theo).
Các xét nghiệm được kết thúc khi quan sát thấy máu rỉ ra từ băng hoặc khi máu tích tụ nhiều dưới đường viền băng khiến không thể tiếp tục. Các thử nghiệm được thực hiện trên năm mẫu băng thuộc các loại khác nhau và các bức ảnh được hiển thị là đại diện cho mỗi mẫu được thử nghiệm.
Vì vết thương hậu phẫu thuật có thể gây ra 1 lượng chảy máu đáng kể nên kết quả của nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc lựa chọn băng gạc trong tình huống lâm sàng.
Kết quả
Có sự khác biệt đáng kể về đặc tính thấm hút máu giữa các loại băng hậu phẫu thuật được đưa vào đánh giá này.
Đặc tính hút máu của Băng Mepilex® Border Post-Op là vượt trội hơn so với các loại băng hậu phẫu thuật khác được thử nghiệm.
Như vậy, Băng Mepilex® Border Post-Op sẽ giảm thiểu nhu cầu thay băng thường xuyên và do đó bảo vệ vết thương tốt hơn khỏi ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng bề mặt vết mổ.
Băng Mepilex® Border Post-Op hỗ trợ phòng chống nhiễm khuẩn và giảm đau khi thay băng
Phồng rộp là một biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật với tỷ lệ mắc từ 6 – 24%. Hiện tượng này xảy ra khi lớp biểu bì tách khỏi lớp hạ bì do quá trình mài mòn liên tục.
Sự kém đàn hồi và không đủ linh hoạt của băng dính, lực ma sát giữa da và băng vết thương đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra phồng rộp. Các yếu tố khác bao gồm thay đổi da do tuổi tác, phù nề mô mềm sau phẫu thuật, loại vết thương bị rò rỉ.
Biến chứng hoặc nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật có thể làm tăng thời gian phục hồi chức năng, thời gian nằm viện cũng như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Phòng ngừa chính là cách hiệu quả nhất để tránh phồng rộp, biến chứng lành vết thương và nhiễm trùng thứ cấp. Lựa chọn băng vết thương phù hợp nhất là điều quan trọng.
Theo Ousey và cộng sự, tiêu chí cho việc băng vết thương vừa vặn bao gồm mức độ dính, độ dày của băng vết thương, hình dạng của vùng tiếp xúc trực tiếp với vết thương, khả năng thấm hút của băng cũng như độ ma sát. Các tiêu chí tương tự đã được Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị (NICE) kiểm định năm 2008.
Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, việc thay băng vết thương thường xuyên có thể gây đau và nguy cơ nhiễm trùng nhẹ. Dữ liệu được công bố hiện tại từ các thử nghiệm ngẫu nhiên và đánh giá tiềm năng cho thấy băng vết thương thấm hút đã được thiết lập để điều trị vết thương mãn tính cũng có thể mang lại lợi ích trong việc xử trí vết thương tiêu chuẩn sau phẫu thuật.
Theo quan điểm này, một nghiên cứu ngẫu nhiên đã được thực hiện để so sánh băng dính thông thường (Cosmopor E, Hartmann) với băng vết thương thấm hút dùng trong phẫu thuật chỉnh hình Mepilex® Border Post-Op 10x25cm (Mölnlycke Health Care – Thụy Điển) — Đây là loại băng gạc tự dính, thấm hút được phủ một lớp silicone mềm, thiết kế cho các vết thương cấp tính.
Băng vết thương Mepilex® với công nghệ kết dính Safetac® được sử dụng đã cho kết quả tốt về độ dính, khả năng sử dụng và sự hài lòng của bệnh nhân trong các nghiên cứu trước đây.
Băng có cấu tạo bao gồm 4 phần:
- Bề mặt bao phủ trong suốt chống thấm nước và vi khuẩn (vi khuẩn >25nm);
- Lớp lưu dịch siêu thấm hút Polyacrylate với công nghệ Flex cut cho phép co giãn 360°;
- Lớp điều hướng dịch tiết;
- Lớp dính silicone tinh khiết với bề mặt Safetac® dịu nhẹ giúp giảm thiểu tổn thương da và giảm đau liên quan đến việc sử dụng băng gạc.
Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh Mepilex® Border Post-Op với loại băng thông thường đánh giá hiệu suất của băng.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu ngẫu nhiên được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Cologne từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 bao gồm tổng số 209 bệnh nhân được chỉ định thay toàn bộ khớp gối hoặc khớp háng hoặc phẫu thuật cột sống và thời gian nằm viện sau phẫu thuật là ít nhất 6 ngày.
Bệnh nhân được phân bổ vào một trong hai phương pháp điều trị với tỷ lệ 1:1. Việc phân bổ được thực hiện theo cách xếp theo lớp (hông, đầu gối, cột sống).
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tỷ lệ phồng rộp ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng hoặc đầu gối hoặc sau phẫu thuật cột sống.
Các tiêu chí phụ là hiệu suất của việc băng bó, sự thoải mái, tính phù hợp của băng, sự hài lòng của bệnh nhân đối với việc băng bó. Do sự kích thích của các đầu dây thần kinh dưới da vì lớp biểu bì bị tổn thương, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu và đau khi thay băng.
Cơn đau của từng cá nhân trước, trong và sau khi tháo băng sẽ được ghi lại trong thang đánh giá từ 1 đến 10 bằng thang điểm tương tự trực quan.
Kết quả
Trong số 209 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu này, 208 người có thể được đưa vào phân tích.
Trong số này, 105 bệnh nhân được phân bổ cho nhóm sử dụng băng thường và 103 bệnh nhân cho nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op. Tuổi trung bình là 66,2 tuổi (33–90 tuổi) ở nhóm sử dụng băng sử dụng băng thường và 66,8 tuổi (37–92 tuổi) ở nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op.
Trong nhóm sử dụng băng thường, có 55,2% bệnh nhân là nam và 44,8% là nữ. Trong nhóm nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op, 47,6% bệnh nhân là nam và 52,4% nữ.
Nghiên cứu của cho thấy bệnh nhân trong nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op ít bị đau sau phẫu thuật hơn, ít cần thay băng hơn và hài lòng hơn với việc thay băng.
Băng vết thương Mepilex® Border Post-Op được sử dụng trong nghiên cứu này đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra trong hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị (NICE) năm 2008.
Trong đánh giá tổng thể, cả bệnh nhân và nhân viên điều dưỡng/ bác sĩ đánh giá khả năng sử dụng của băng ở nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op là tốt hơn.
Liên quan đến việc đau đau đớn khi thay băng, sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op ít khó chịu hơn đáng kể so với nhóm sử dụng băng thường, bất kể với loại phẫu thuật (hông, đầu gối hoặc cột sống) được thực hiện.
Đồng thời, số lần thay băng trong thời gian nghiên cứu giảm hơn đáng kể khi dùng băng silicone Mepilex® Border Post-Op với công nghệ Safetac®. Ở nhóm sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op, 70,9% bệnh nhân không cần thay băng trong 6 ngày hậu phẫu.
Ngược lại, ở nhóm sử dụng băng thường, tất cả bệnh nhân đều được thay băng trong giai đoạn này, vì điều này được yêu cầu bởi các quy tắc vệ sinh chung của bệnh viện.
Trung bình, bệnh nhân sử dụng băng Mepilex® Border Post-Op cần 0,3 lần sau phẫu thuật, so với 1,2 lần cho mỗi bệnh nhân trong nhóm sử dụng băng thường.
Trong thời gian nghiên cứu, không có biến chứng vết thương nào được quan sát thấy. Nghiên cứu cũng bao gồm và đánh giá những bệnh nhân bị rối loạn cột sống.
Đặc biệt ở vùng này của cơ thể, băng vết thương tiếp xúc với lực mạnh hơn vì những bệnh nhân này dành nhiều thời gian hơn để nằm băng vết thương. Do đó, rủi ro rằng băng bị dịch chuyển bởi lực cắt có khả năng lớn hơn ở vùng cột sống so với các chi.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân phẫu thuật cột sống sử dụng Mepilex® Border Post-Op có biểu hiện tốt hơn đáng kể so với nhóm sử dụng Băng thường và đáp ứng tất cả các tiêu chí của viện NICE.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về nhiễm trùng vết mổ, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh cũng như một giải pháp hỗ trợ chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật hiệu quả từ băng dán vết thương Mepilex® Border Post-Op.
Hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc!
Thủy Tiên
Các bài viết có nội dung tương tư:
04 bước chăm sóc vết thương tại nhà một cách hiệu quả
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương
MẸO GIÚP GIẢM ĐAU KHI THÁO BĂNG VẾT THƯƠNG
Nguồn tham khảo:
Nhiễm trùng vết thương- triệu chứng- cách vệ sinh vết thương ; https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat/
Tỉ lệ nhiễm trùng vết thương https://thuvienyhoc.com/tai-lieu/nhiem-trung-vet-thuong-bai-giang-dhyd-tphcm/
Chăm sóc vết thương nhiễm trùng https://hellobacsi.com/benh-truyen-nhiem/van-de-nhiem-khuan-khac/nhiem-trung-vet-mo-nhiem-trung-vet-thuong/#gref
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật https://longhuyetph.vn/xu-ly-vet-thuong/vet-thuong-sau-phau-thuat/cach-cham-soc-vet-thuong-sau-phau-thuat-tai-nha-an-toan-khong-gay-seo.html
https://www.aerzteblatt.de/int/archive/references?id=197083
https://www.slideshare.net/EWMA/ep502-484-37992046
https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&q=Preventing%20orthopaedic%20surgeryrelated%20wound%20blisters#imgrc=S8xoSkNAcdgQHM
https://www.researchgate.net/publication/273701965
https://www.molnlycke.ae/contentassets/bc22965e08114c53a70177e41bcab598/mepilex-border-post-op-ag-application-guide.pdf
https://www.capesmedical.co.nz/media/mepilex-border-post-op.pdf
https://www.researchgate.net/publication/306096712